Ý TƯỞNG THÔNG MINH VÀ SÁNG TẠO

 TRONG KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG EVG - 3D PANEL

GSTS. NGUYỄN VĂN ĐẠT
Theo Báo Sài Gòn Giả Phóng.



Năm 1933, Eugène Freyssinet đã phát kiến ý tưởng về "ứng lực trước" rồi mãi hàng chục năm sau mới được xã hội đánh giá cao, xem là cuộc cách mạng thứ nhất trong ngành xây dựng. Từ đó, nhiều công trình lớn đã ra đời, góp phần làm thay đổi năng lực của giao thông và kết cấu đô thị.
Ngày nay, ở nhiều nước, nhà cao tầng bằng panel EVG 3D của dòng họ KLAUS nước CH. Áo đã và đang phát triển mang nhiều ưu điểm do những đặc thù có tính sáng tạo từ khâu tự động hóa sản xuất đến trình tự thi công, từ cấu tạo ngẫu nhiên của tấm xốp polysterene đến việc sử dụng như hệ cốp pha, từ việc phân bố đều thép cường độ cao đến mô-nô-lit hóa tại chổ.v.v. Tổng hợp về những ý tưởng thông minh trong sáng đó, xứng đáng được ta tôn vinh đó là cuộc cách mạng thứ hai trong ngàng xây dựng.
Có thể hệ thống lại những ấn tượng từ những ưu việt nói trên theo hàng loạt những gốc độ của một lăng kính đa diện:
  • Nhờ EVG 3D Panel mà loại nhà cao tầng này không cần dùng gạch xây. Chỉ riêng ưu việt này đã là một đặc điểm rất lớn đối với yêu cầu hạn chế phát triển gạch nung để tiết kiệm đất đai. Liên kết giữa tường với tường, giữa tường với sàn bằng các chi tiết định hình (Typical details) tốt hơn nhiều so với các giải pháp khác;
  • Cấu tạo sàn không có dầm nên giảm được chi phí chiều cao cho mỗi tầng. Nhờ vậy, diện tích sàn sử dụng được tăng lên khi nhà cao tầng có cùng chiều cao, làm tăng hiệu quả kinh tế. Ðiều này tương tự như khi áp dụng sàn ứng lực trước cho nhà cao tầng;
  • Không cần dàn dáo và cốp-pha vì không có công đoạn đổ bêtông tại chỗ. Chỉ cần một số thanh chống và giằng. Còn quá trình phun bêtông thì tấm xốp polysterene làm chức năng cốp-pha;
  • Lưới thép sợi cường độ cao phân bố trên hai bề mặt của panel có giằng chéo tạo ra cấu kiện không gian cục bộ trong một kết cấu không gian rộng lớn. Loại tấm này trờ thành cấu kiện rỗng ba lớp có liên kết giằng theo những sơ đồ khác nhau, tạo ra sự làm việc đồng thời giữa các lớp đó.

    Ðây là dấu hiệu vượt trội của kiểu dáng kết cấu chính gốc của tấm EVG 3D so với các giải pháp khác. Hơn thế nữa, sự liên kết của các loại panel bằng các chi tiết định hình cường độ cao tạo ra kết cấu không gian trong phạm vi toàn công trình với chế độ tải phân bố theo hai phương trực giao. Nhờ đặc điểm này đã tạo ra ưu việt lớn về độ cứng làm gia tăng độ bền vững trước gió bão lớn;
  • Giảm đáng kể chi phí nền móng do tải phân bố. Chỉ cần chọn giài pháp móng băng hoặc cọc ép với tiết diện bé hơn so với các loại nhà cao tầng khác;
  • Mô-nô-lit hóa theo trình tự tại công trình nên không cần thiết bị cẩu lắp nặng. Ðộ cứng của công trình được hình thành dần từ thấp lên cao;
  • Nhờ quá trình tự động hóa cao khi chế tạo panel tại nhà máy nên có thể rút ngắn tiến độ thi công xây lắp trên công trường. Ðây là một trong những bí quyết tạo hiệu quả đặc biệt về kinh tế mà ít có công nghệ nào thực hiện được;
  • Phương pháp thi công là lắp ráp tấm khi còn là tấm nhẹ rồi toàn khối hóa tại chỗ, bao phủ cả liên kết nên không xảy ra hiện tượng giảm độ cứng tổng thể như đối với kết cấu lắp ghép cổ điển có quá nhiều mối nối đã một thời thịnh hàng ở Liên Xô và Hà Nội trong những năm 70 của thế kỷ qua;
  • Nhờ có tấm xốp tồn tại lâu dài trong hệ tấm nên đã tạo ra môi trường sống khá tốt cả khii mùa lạnh và mùa nóng, làm giảm đáng kể năng lượng điện tiêu thụ nhờ khả năng cách nhiệt tốt cũng như khả năng cách âm;
  • Do tự động hóa chế độ panel nên tạo ra dung sai lắp ráp rất thấp và do đó dung sai tích lũy cũng không đáng kể. Nhờ vậy, đối với nhà 5-6 tầng có thể dùng kết cấu tấm chịu lực, với số tầng 9-10 tầng chỉ cần bổ sung hệ sườn dạng khung, đối với nhà 16-18 tầng hoặc cao hơn cần kết hợp EVG 3D panel với hệ khung tiết diện không quá lớn nhờ tấm EVG 3D chống chuyển vị ngang tốt hơn khối xây chèn;
  • Hiếm có một loại công nghệ mới nào về xây dựng lại được quá nhiều nước tham gia thí nghiệm cơ bản và thử nghiệm công trình như EVG 3D panel , ví dụ:
    ASTM A185, A72, C758.
    ASTM E72 thí nghiệm tường chịu nén
    Qui phạm DIN 1045 của Ðức năm 2002, xác định các loại mác bêtông thích hợp cho quá trình phun.
    ONORM của Áo.
    New Zealand (11/2000) thí nghiệm về động đất.
    ACI 318- 89 (Mỹ) đã kiểm tra về khả năng chống gió bão, động đất.
    Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng Việt Nam cũng đã thí nghiệm khả năng chịu lực của sàn và tấm tường v.v...;
  • Tổng hợp từ nhiều góc độ như đã nêu ở trên, công nghệ EVG 3D Panel có hàm lượng công nghiệp hóa cao, hội tụ những ưu việt từ các ý tưởng thông minh và sáng tạo ngang tầm với cuộc cách mạnh trong kỹ thuật xây dựng.
Qua công nghệ EVG 3D Panel, một lần nữa ta thấy, công nghệ mới không dễ cho và không dễ nhận. Trong trường hợp này, chúng ta đã mất nhiều năm rồi mà công nghệ vẫn chưa thật sự phát triển mặc dù VN được lợi thế đi sau trong các buớc triển khai này, mặc dù VN đã tạo nhiều thuận lợi cho các qui phạm khác như ACI 318, BS 8110, ASTM được thực hiện ở một đất nước dang mở rộng cửa với bạn bè gần xa
Chia sẽ bài đăng trên:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chất lượng cao ! Nên Dùng Ngay
LH: Trần Hải - 094 2368 133, Email: daibachho@gmail.com, Copyright: ĐẠI BẠCH HỔ